Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Bệnh xương thủy tinh là gì?

Một căn bệnh về xương khớp hiếm gặp đang làm nhiều gia đình chịu cảnh đau đớn khi nhìn con sinh ra không lành lặn phát triển bình thường. Bệnh chúng tôi muốn nói đến ngay sau đây chính là bệnh xương thủy tinh, một loại bệnh di truyền từ khi mới sinh. Vậy bệnh xương thủy tinh là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này ngay sau đây các bạn nhé! 
benh-xuong-thuy-tinh-là-gi
Bệnh xương thủy tinh là gì ?

Bệnh xương thủy tinh là gì?

Bệnh xương thủy tinh là tình trạng xương giòn dễ gãy vụn chỉ với va đập nhỏ là do thành phần collagen typ I của mô liên kết bị tổn thương khiến cho xương giòn dễ gãy ( Xương dễ gãy tới mức chỉ cần hắt xì hơi nhẹ thôi cũng có thể dẫn tới tình trạng gãy xương) gây biến dạng xương gây lùn bất thường, kèm theo một số dấu hiệu khác như giảm thính lực, răng bất thường…
Nguyên nhân gây bệnh xương thủy tinh là do tình trạng di truyền bởi gen gen lặn từ phía bố hoặc mẹ. Bệnh này là khuyết tật tạo xương thể VII di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường vì vậy nên một gia đình có thể có trẻ mắc bệnh xương thủy tinh nhưng cũng có trẻ bình thường là do vậy.
Cho tới hiện nay thì vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, hầu hết trẻ mắc phải bệnh xương thủy tinh thường chết sau khi sinh khoảng một thời gian ngắn, hoặc tuổi thọ sẽ giảm. Cần theo dõi chăm sóc người bị xương thủy tinh trong một chế độ chăm sóc đặc biệt để bệnh không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Khám phá vẻ đẹp phố núi Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột, có khi gọi là Ban Mê Thuột, thủ phủ tỉnh Đắc Lắc, ở cao độ 500m. Thành phố tương đối trẻ, vì chỉ mới thành lập từ 1904. Trước đó, Bản Đôn mới là thủ phủ của vùng này.
Từng một thời là ‘Buồn Muôn Thuở’, ngày nay Buôn Ma Thuột là một thành phố nhộn nhịp, trên một địa hình bằng phẳng, như mọi thành phố miền xuôi. Chỉ khi đi vào vùng ngoại ô, còn vài nhà sàn lẻ loi mới nhớ đây một thành phố cao nguyên.
Buôn Ê Đê Akô Thôn
Từ trung tâm thành phố theo đường Phan Chu Trinh, đến ngã tư Trần Nhật Duật, rẽ trái theo đường Trần Nhật Duật (đường đất, đường vào khách sạn Yang Sing) đi 500 mét. Tên đúng là Akô Dhông (dân địa phương hay gọi là buôn Cô Thôn), có nghĩa là ‘đầu nguồn các con suối’, dân làng phần lớn theo công giáo.
Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn là một buôn làng người Ê Đê nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật - thành phố Buôn Ma Thuột.
Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn là một buôn làng người Ê Đê nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật – thành phố Buôn Ma Thuột.
Buôn có khoảng 30 căn nhà sàn, kiểu nhà dài, lợp ngói, sàn gỗ, rộng rãi, rất phong lưu. Riêng nhà của Già làng nhiều nét truyền thống hơn, sàn tre, có chiêng, trông, ché, ghê kpal…
Làng cà phê Trung Nguyên
Khuôn viên rất rộng, xây dựng đẹp. Kiến trúc chính là một ngôi nhà dài Ê Đê đồ sộ, dài 40m, rộng 12m. Trong nhà, trưng bày như một bảo tàng về Tây Nguyên, với đủ chiêng cổ, trống da voi, chày cối, vũ khí… Cạnh đó là những ngôi nhà rường, cho khách ngồi thưởng thức cà phê.
Về Làng cà phê Trung Nguyên
Về Làng cà phê Trung Nguyên
Bản Đôn
Theo đường Phan Bội Châu ra khỏi thành phố, đi trên tỉnh lộ 681 (còn gọi là tỉnh lộ 1) 25km đến thị trấn Buôn Đôn, trung tâm huyện Buôn Đôn. Đi tiếp 15km, đến bưu điện Bản Đôn là ngã rẽ trái vào Khu Du lịch Cầu Treo, điểm du lịch chính,đông du khách.
Quanh nhà hàng là những cầu treo đong đưa trên mặt nước sông Srê Pôk. Thực đơn nhà hàng khá lí thú, có cơm lam, gà vườn nướng, heo cỏ, thịt trâu, cá sông Srê Pôk, món cà đắng của người dân tộc… Và vui nhất là uống rượu cần.
Buôn Đôn hay Bản Đôn thuộc tỉnh Đắk Lắk là một khu du lịch rất hấp dẫn. Nơi đây có vườn quốc gia Yok Don lớn nhất trong 10 vườn quốc gia
Buôn Đôn hay Bản Đôn thuộc tỉnh Đắk Lắk là một khu du lịch rất hấp dẫn. Nơi đây có vườn quốc gia Yok Don lớn nhất trong 10 vườn quốc gia
Ở Khu Du lịch Cầu Treo còn có dịch vụ cỡi voi vượt sông, dã ngoại rừng sinh thái, giao lưu văn hoá cồng chiêng… Có nhà trọ, nhưng xem chừng vắng vẻ, không có khách.
Nhà sàn cổ, cách Khu DL Cầu Treo 400m, đi bộ được. Trước khi đi mua vé tham quan ở bàn tiếp tân Khu DL Cầu Treo. Ngôi nhà này đã trên 120 tuổi, kiến trúc kiểu Lào – Thái, mái lợp bằng gỗ cà chít, sườn vách bằng gỗ căm xe.
Đây là nhà của ‘gru’ (thợ săn voi) nổi tiếng nhất, Khunjunob. Khunjuhob chỉ là một danh hiệu (Vua săn voi) do vua Thái Lan tặng, khi ông dâng tặng vị vua này một con voi trắng. Trong đời mình, Khunjunob từng bắt được hàng trăm voi. Ông mất lúc 110 tuổi, vào khoảng những năm 1930. Chủ nhân hiện tại là cụ Ama Công, tuổi đã gần 100 mà vẫn còn khoẻ. Đến đây nhớ mua rượu Ama Công, một loại rượu thuốc tăng lực theo công thức riêng của cụ.
Mộ Vua Voi Và Buôn Đôn, Báu Vật Vĩnh Cửu Bên Dòng Sêrêpôk
Mộ Vua Voi Và Buôn Đôn, Báu Vật Vĩnh Cửu Bên Dòng Sêrêpôk
Bản Đôn là thủ đô voi. Trước kia, nghề bắt sống voi đề thuần hoá của Bản Đôn rất lẫy lừng. Voi từ Bản Đôn cung cấp cho cả Tây Nguyên, bán sang cả Lào, Cam Pu Chia. Giá một voi bằng ba mươi trâu. Bắt được con voi trắng thì huy hoàng, vì một voi trắng trị giá đến 30 voi thường.
Hồ Lak
Cách Buôn Ma Thuột 52km. Từ Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 27 đến chợ Liên Sơn. Nếu đi xe buýt, bạn cũng nên xuống xe ở chợ Liên Sơn, rồi từ đây đi bộ hay đi xe ôm tiếp.
Hồ Lak với mỗi cạnh 3km và 2km, là hồ lớn nhất Tây Nguyên và là vựa cá của khu vực. Mùa hè nhiều chỗ sen nở rộ rất đẹp. Trên hồ, những thuyền độc mộc. Địa danh Đăk Lăk cũng xuất phát từ đây, với ‘Đăk’ tiếng Mnông là ‘hồ’.
Hồ Lak
Hồ Lak
Buôn Jun. Từ chợ Liên Sơn đi vào buôn Jun chỉ khoảng trên lkm, đi bộ hay xe ôm. Buôn Jun của người Mnông R’lăm, nằm ngay bên bờ hồ Lak. Buôn có khoảng hai chục căn nhà sàn, kiểu nhà dài như nhà người Ê Đê, mái lợp tôn trông khá vá víu. Ở đây có dịch vụ cưỡi voi, bơi thuyền độc mộc hay đi thuyền máy quanh hồ.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

9 ĐIỂM ĐẾN Ở BUÔN MA THUỘT ĐẸP ‘KHÔNG THỂ TIN NỔI’


Nhắc đến Buôn Ma Thuột, người ta thường nghĩ ngay đến những cánh đồng cà phê bạt ngàn. Không chỉ vậy, Buôn Mê Thuột còn hút hồn khách du lịch bởi những con thác cao ngất hùng vĩ, những vườn quốc gia mênh mông bí ẩn hay vẻ đẹp của dòng Serepôk huyền thoại. Hãy cùng khám phá Buôn Ma Thuột nếu bạn đang có ý định du lịch đến đây nhé.

9 điểm đến ở Buôn Ma Thuột đẹp ‘không thể tin nổi’

1. Cụm thác Gia Long, Dray Nur, Dray Sap
Hệ thống 3 thác: Gia Long – Dray Nur – Dray Sap thuộc sông Serepôk, xã Nam Hà, huyện Krông K’Nô, tỉnh Đắk Nông. Thác Dray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kôp gần 3 km, đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đắk Lắk.
Thác Đray Nur. Ảnh: PVHuong
Thác Đray Nur. Ảnh: PVHuong
Dray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Dray Nur thượng. Dray Nur nằm ngay cạnh thác Dray Sap (hay còn gọi là thác Chồng) và chỉ cách Dray Sap một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepôk. Cả hai đều là những thác nước đẹp và hùng vĩ.
Thác Dray Sap. Ảnh: Vũ
Thác Dray Sap. Ảnh: Vũ
Thác Dray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Dray Sap nhưng thực ra dòng sông Serepôk chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa.
2. Buôn Đôn
Cưỡi voi ở buôn Đôn. Ảnh: giadinhruby
Cưỡi voi ở buôn Đôn. Ảnh: giadinhruby
Buôn Đôn là một làng trên cao nguyên nằm ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Xưa kia nói tới Buôn Đôn là nói tới cả một khu vực rộng lớn, vươn dài theo dòng sông Serepôk quanh năm nước chảy hiền hòa, con gái, con trai, người già, trẻ nhỏ say sưa với những vũ điệu dân gian trong lễ hội cùng nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng.
Cầu treo vào buôn. Ảnh: bestprice
Cầu treo vào buôn. Ảnh: bestprice
Đến Buôn Đôn, bạn có thể tìm hiểu đời sống văn hóa, phong tục, sinh hoạt của nhiều dân tộc, thăm kiến trúc mộ Khunjunop, du lịch dã ngoại bằng voi trên sông Serepôk, thăm Vườn quốc gia Yok Dôn với khu bảo tồn động thực vật quý hiếm. Ngoài ra từ Buôn Đôn, du khách có thể dùng thuyền độc mộc xuôi dòng Serepôk, đến thăm và du ngoạn ở thác 7 nhánh. Nếu khách có nhu cầu tìm hiểu văn hóa, phong tục, những chủ nhân ở Buôn Đôn có thể tổ chức một đêm lễ hội, uống rượu cần với sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống.
3. Hồ Lắk
Hồ Lak. Ảnh: Kiên Huyện
Hồ Lak. Ảnh: Kiên Huyện
Nói đến Đắk Lắk, người ta thường nhắc đến huyền thoại về hồ Lắk – một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn, nối với sông Krông Ana, rộng khoảng 500ha, nằm ở độ cao hơn 500m so với mặt nước biển. Nơi đây đang là điểm du lịch sinh thái độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước, với một vẻ đẹp tự nhiên thơ mộng của núi và rừng bao quanh.
Hoàng hôn buông bên hồ Lắk – Ảnh: Lư Quyền
Hoàng hôn buông bên hồ Lắk – Ảnh: Lư Quyền
Hồ Lắk ngay cái tên đã nói lên vẻ đẹp huyền bí. Ngoài cảnh đẹp tự nhiên, không khí trong lành cùng những cuộc phiêu lưu hồ nước trên bành voi và thuyền gỗ với những chuyến dã ngoại khám phá nét văn hoá, đặc sắc của dân làng Mơ Nông, đã, đang và sẽ đưa hồ Lắk trở thành điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
4. Nhà thờ Thánh Tâm
Nhà thờ chánh tòa. Ảnh: foursquare
Nhà thờ chánh tòa. Ảnh: foursquare
Nhà thờ Thánh Tâm nằm ở số 02 đường Phan Chu Trinh, phường Tân Lợi là nhà thờ chính tòa của giáo phận Buôn Ma Thuột. Với thiết kế như nhà dài Ê-đê và hoàn toàn bằng gỗ, nhà thờ cũng là nơi đáng để đến và chụp hình lưu niệm bởi lối kiến trúc rất “dân tộc”. Nhà thờ có chiều dài 45m, rộng 12m. Tổng diện tích 828m², trừ cung thánh, với sức chứa 1.200 chỗ ngồi.
Toà Giám Mục Buôn Ma Thuột. Ảnh: ST
Toà Giám Mục Buôn Ma Thuột. Ảnh: ST
Ban đầu khoảng 45 hộ trong khu vực gần nhà thờ và ở rải rác trong các đồn điền, từ nhiều địa phương đến. Sau phong trào di cư năm 1954, số giáo dân đã lên đến 4.000. Hiện nay số giáo dân trên 11.000 người. Đời sống kinh tế của bà con giáo dân đa dạng với nhiều ngành nghề: buôn bán, làm nông, công nhân viên, bác sĩ, kỹ sư,…
5. Hồ Ea Kao
Hồ EaKao. Ảnh: Kem Đá
Hồ EaKao. Ảnh: Kem Đá
Hồ nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột 12km về hướng Đông Nam, thuộc địa phận xã Ea Kao, được hình thành từ việc chặn các dòng suối Ea Knin, Ea Kao, Ea Chăt, Cư Mblim… để xây dựng công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho lúa và cà phê.
Ảnh: ArTuan
Ảnh: ArTuan
Điều thú vị, tuy là công trình thủy lợi vận hành từ năm 1983 nhưng đến nay, không gian hồ Ea Kao vẫn mang đậm nét hoang sơ. Dưới lòng hồ là hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài cá, tôm nước ngọt. Xung quanh hồ là những dãy núi đồi trập trùng cùng hệ thực vật phong phú với những cánh rừng còn nhiều cây cổ thụ.
Vào những ngày đầu tháng 6, mực nước trên hồ Ea Kao đang ở mức thấp để lộ những doi đất đỏ mềm mại, cỏ mọc xanh rì biến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng để người dân và du khách tới ngoạn cảnh và thư giãn.
6. Thác Thủy Tiên
Thác Thủy Tiên. Ảnh: HiVietnam
Thác Thủy Tiên. Ảnh: HiVietnam
Thác Thủy Tiên hay còn gọi là thác Ba Tầng là một thác nước ở Đắk Lắk, thác nằm ở xã Ea Puk, huyện Krông Năng. Đây là một thắng cảnh đẹp, hoang sơ giữa núi rừng với vô vàn những tảng đá nằm gối chồng lên nhau và những rễ cây rừng đan kín trông rất lạ mắt.
Do có 3 tầng nước đổ nên còn gọi là thác Ba Tầng. Tầng thứ nhất hẹp, có độ dốc nhỏ với những bậc lên xuống dễ dàng. Tầng thứ hai trải rộng với nhiều bậc đá, và có những mặt hồ nước cạn có thể tắm được. Tầng thứ ba nước từ trên cao đổ xuống một mặt hồ rộng và sâu, tung bọt trắng xóa rồi trở về lại với dòng chảy hiền hòa, uốn lượn giữa đại ngàn xanh thẳm.
Ảnh: Panoramio
Ảnh: Panoramio
So với các thác nước khác của Đắk Lắk như hệ thống thác Gia Long… thác Thủy Tiên ít được mọi người biết đến do không thuận tiện về đường đi lại. Tuy nhiên với vẻ đẹp của mình và sau khi quốc lộ đi Phú Yên ngang qua đây được nâng cấp, thác đã được nhiều người tìm đến hơn để chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ của nó.
7. Buôn Ako Dhong
Kiến trúc nhà dài trong buôn Ako Dhong. Ảnh: dhungcafe
Kiến trúc nhà dài trong buôn Ako Dhong. Ảnh: dhungcafe
Buôn Ako Dhong (thường gọi là Cô Thôn) nằm về phía Bắc, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng trên dưới 2km.
Ảnh: panoramio
Ảnh: panoramio
“Ako” tiếng Ê Đê có nghĩa là đầu nguồn, “Dhong” là lũng. Ako Dhong là lũng đầu nguồn. “Buôn lũng đầu nguồn” ăn nước con suối Ea Nhôn, có tiếng là buôn giàu có, còn được gọi là “Buôn nhà ngói” hay “Buôn Ama Rin”. Các lễ hội được già làng Ama Rin tổ chức thường xuyên, lời ca, điệu nhạc, múa truyền thống luôn vang lên dưới mái nhà dài. Sắc màu của vùng đất cao nguyên vẫn luôn thắm mãi ở buôn Ako Dhong, đã hấp dẫn nhiều lượt du khách khi đặt chân đến vùng đất bazan này.
8. Vườn quốc gia Chư Yang Sin
Vườn quốc gia Chư Yang Sin. Ảnh: Báo Daklak
Vườn quốc gia Chư Yang Sin. Ảnh: Báo Daklak
Nằm ở điểm cuối cùng của dãy Trường Sơn thuộc khu vực Nam Tây Nguyên và là một phần của Vùng chim đặc hữu của Cao Nguyên Đà Lạt, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin có hệ sinh thái thực vật đa dạng, độc đáo và có tính đặc hữu cao. Là vùng chuyển đổi giữa hai vùng đồng bằng và cao nguyên Nam Trung Bộ nên địa hình Vườn quốc gia Chư Yang Sin được chia cắt mạnh và được rừng che phủ trên đai cao (từ khoảng 600m đến 2.442m).
Ảnh: wikipedia
Ảnh: wikipedia
Điều này đã tạo cho Vườn quốc gia Chư Yang Sin có một phong cảnh vô cùng ngoạn mục với hơn 40 dãy núi cao, thấp khác nhau, có nhiều sườn dốc, những thảm rừng mênh mông và nhiều suối, ghềnh, thác đan xen, trùng điệp. Trong đó, dãy Chư Yang Sin chạy theo hướng Đông – Tây, chia vườn thành hai khu Bắc – Nam là dãy núi cao nhất, với đỉnh cao 2.442m. Đỉnh Chư Yang Sin đã được mệnh danh là nóc nhà thứ hai của Tây Nguyên, sau đỉnh Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum.
9. Vườn quốc gia Yok Don
Yok Don là một trong những khu bảo tồn tự nhiên lớn nhất của Việt Nam là nơi sinh sống của nhiều loài thú lớn như bò rừng, bò tót, trâu rừng, voi, khỉ, vượn, hổ, báo, công, gà lôi, diều hâu…
Màu rừng đặc trưng vào mùa khô của rừng quốc gia Yok Đôn – Ảnh: Hữu Thành
Màu rừng đặc trưng vào mùa khô của rừng quốc gia Yok Don – Ảnh: Hữu Thành
Ngoài ra, vườn quốc gia Yok Don còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên như Ê đê, M’Nông, Lào…
Vẻ đẹp bình yên của Yok Don. Ảnh: fareastour
Vẻ đẹp bình yên của Yok Don. Ảnh: fareastour
Du khách đến vườn quốc gia sẽ được tận hưởng các loại hình du lịch sinh thái đặc trưng như cưỡi voi, đi bộ, đi xe đạp địa hình trong những cánh rừng nguyên sinh. Đặc biệt ban đêm có thể đi xem các loài thú hoang dã. Ban ngày có thể du thuyền độc mộc trên dòng sông Serepôk thơ mộng, tham quan các buôn làng của các dân tộc bản địa Tây nguyên, uống rượu cần, thưởng thức âm thanh của các dàn nhạc cồng chiêng huyền thoại.