Thành
phố Buôn Ma Thuột, có khi gọi là Ban Mê Thuột, thủ phủ tỉnh Đắc Lắc, ở
cao độ 500m. Thành phố tương đối trẻ, vì chỉ mới thành lập từ 1904.
Trước đó, Bản Đôn mới là thủ phủ của vùng này.
Từng
một thời là ‘Buồn Muôn Thuở’, ngày nay Buôn Ma Thuột là một thành phố
nhộn nhịp, trên một địa hình bằng phẳng, như mọi thành phố miền xuôi.
Chỉ khi đi vào vùng ngoại ô, còn vài nhà sàn lẻ loi mới nhớ đây một
thành phố cao nguyên.
Buôn Ê Đê Akô Thôn
Từ
trung tâm thành phố theo đường Phan Chu Trinh, đến ngã tư Trần Nhật
Duật, rẽ trái theo đường Trần Nhật Duật (đường đất, đường vào khách sạn
Yang Sing) đi 500 mét. Tên đúng là Akô Dhông (dân địa phương hay gọi là
buôn Cô Thôn), có nghĩa là ‘đầu nguồn các con suối’, dân làng phần lớn
theo công giáo.

Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn là một buôn làng người Ê Đê nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật – thành phố Buôn Ma Thuột.
Buôn
có khoảng 30 căn nhà sàn, kiểu nhà dài, lợp ngói, sàn gỗ, rộng rãi, rất
phong lưu. Riêng nhà của Già làng nhiều nét truyền thống hơn, sàn tre,
có chiêng, trông, ché, ghê kpal…
Làng cà phê Trung Nguyên
Khuôn
viên rất rộng, xây dựng đẹp. Kiến trúc chính là một ngôi nhà dài Ê Đê
đồ sộ, dài 40m, rộng 12m. Trong nhà, trưng bày như một bảo tàng về Tây
Nguyên, với đủ chiêng cổ, trống da voi, chày cối, vũ khí… Cạnh đó là
những ngôi nhà rường, cho khách ngồi thưởng thức cà phê.
Bản Đôn
Theo
đường Phan Bội Châu ra khỏi thành phố, đi trên tỉnh lộ 681 (còn gọi là
tỉnh lộ 1) 25km đến thị trấn Buôn Đôn, trung tâm huyện Buôn Đôn. Đi tiếp
15km, đến bưu điện Bản Đôn là ngã rẽ trái vào Khu Du lịch Cầu Treo,
điểm du lịch chính,đông du khách.
Quanh
nhà hàng là những cầu treo đong đưa trên mặt nước sông Srê Pôk. Thực
đơn nhà hàng khá lí thú, có cơm lam, gà vườn nướng, heo cỏ, thịt trâu,
cá sông Srê Pôk, món cà đắng của người dân tộc… Và vui nhất là uống rượu
cần.

Buôn
Đôn hay Bản Đôn thuộc tỉnh Đắk Lắk là một khu du lịch rất hấp dẫn. Nơi
đây có vườn quốc gia Yok Don lớn nhất trong 10 vườn quốc gia
Ở
Khu Du lịch Cầu Treo còn có dịch vụ cỡi voi vượt sông, dã ngoại rừng
sinh thái, giao lưu văn hoá cồng chiêng… Có nhà trọ, nhưng xem chừng
vắng vẻ, không có khách.
Nhà
sàn cổ, cách Khu DL Cầu Treo 400m, đi bộ được. Trước khi đi mua vé tham
quan ở bàn tiếp tân Khu DL Cầu Treo. Ngôi nhà này đã trên 120 tuổi,
kiến trúc kiểu Lào – Thái, mái lợp bằng gỗ cà chít, sườn vách bằng gỗ
căm xe.
Đây
là nhà của ‘gru’ (thợ săn voi) nổi tiếng nhất, Khunjunob. Khunjuhob chỉ
là một danh hiệu (Vua săn voi) do vua Thái Lan tặng, khi ông dâng tặng
vị vua này một con voi trắng. Trong đời mình, Khunjunob từng bắt được
hàng trăm voi. Ông mất lúc 110 tuổi, vào khoảng những năm 1930. Chủ nhân
hiện tại là cụ Ama Công, tuổi đã gần 100 mà vẫn còn khoẻ. Đến đây nhớ
mua rượu Ama Công, một loại rượu thuốc tăng lực theo công thức riêng của
cụ.
Bản
Đôn là thủ đô voi. Trước kia, nghề bắt sống voi đề thuần hoá của Bản
Đôn rất lẫy lừng. Voi từ Bản Đôn cung cấp cho cả Tây Nguyên, bán sang cả
Lào, Cam Pu Chia. Giá một voi bằng ba mươi trâu. Bắt được con voi trắng
thì huy hoàng, vì một voi trắng trị giá đến 30 voi thường.
Hồ Lak
Cách
Buôn Ma Thuột 52km. Từ Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 27 đến chợ Liên Sơn.
Nếu đi xe buýt, bạn cũng nên xuống xe ở chợ Liên Sơn, rồi từ đây đi bộ
hay đi xe ôm tiếp.
Hồ
Lak với mỗi cạnh 3km và 2km, là hồ lớn nhất Tây Nguyên và là vựa cá của
khu vực. Mùa hè nhiều chỗ sen nở rộ rất đẹp. Trên hồ, những thuyền độc
mộc. Địa danh Đăk Lăk cũng xuất phát từ đây, với ‘Đăk’ tiếng Mnông là
‘hồ’.
Buôn
Jun. Từ chợ Liên Sơn đi vào buôn Jun chỉ khoảng trên lkm, đi bộ hay xe
ôm. Buôn Jun của người Mnông R’lăm, nằm ngay bên bờ hồ Lak. Buôn có
khoảng hai chục căn nhà sàn, kiểu nhà dài như nhà người Ê Đê, mái lợp
tôn trông khá vá víu. Ở đây có dịch vụ cưỡi voi, bơi thuyền độc mộc hay
đi thuyền máy quanh hồ.